Kết quả tìm kiếm cho "chuẩn VietGAP"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 734
Xác định nông nghiệp giữ vai trò nền tảng, huyện Châu Phú tập trung chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp, từng bước hình thành vùng sản xuất theo các chuỗi giá trị sản phẩm lương thực, nông sản chủ lực của huyện, hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất.
Đến cuối năm 2024, trên địa bàn huyện Châu Phú phát triển được 618,85ha diện tích sản xuất tập trung. Năm 2025, địa phương tiếp tục mở rộng thêm 50ha tại các vùng sản xuất tập trung, hướng đến mục tiêu gia tăng sự đồng nhất về chất lượng nông sản, đáp ứng điều kiện về quy mô theo yêu cầu của thị trường.
Với vị trí địa lý thuận lợi và tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn, An Giang tận dụng thế mạnh để phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.
Vụ bưởi Tết là thời điểm quan trọng nhất trong năm đối với người trồng bưởi. Đây là dịp để họ thu hoạch thành quả sau 1 năm chăm sóc vất vả và là cơ hội để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Sau hơn 2 năm được công nhận xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, xã Vĩnh Phú (huyện Thoại Sơn) tiếp tục duy trì, nâng chất, giữ vững bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, giai đoạn 2021 - 2025. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vĩnh Phú đang phấn đấu đăng ký xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về lĩnh vực văn hóa vào năm 2024.
Sự đổi thay của vùng quê Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành) không chỉ ở những thứ hiện hữu mà xuất phát từ trong nếp nghĩ đến cách làm của mỗi người dân nơi đây. Những kết quả địa phương đạt được trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại sự hài lòng cho Nhân dân.
Với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng (NTD), đặc biệt là tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nhập khẩu, đòi hỏi phải chuẩn hóa các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Với tiềm năng, thế mạnh của ngành nông nghiệp An Giang, việc tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng VSATTP đối với hàng nông sản xuất khẩu là yêu cầu cấp thiết.
Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, hiện Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới. Tuy nhiên, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ bằng 65% giá bình quân của các nước hàng đầu về xuất khẩu chè và bằng 55% giá chè xuất khẩu bình quân của Ấn Độ và Sri Lanka. Vì thế, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo ra dấu ấn mới trong xuất khẩu đang là thách thức đối với ngành chè Việt Nam.
Trong năm qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Châu Phú tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng, chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp đạt hiệu quả tích cực, từng bước hình thành vùng sản xuất theo các chuỗi giá trị sản phẩm lương thực, nông sản chủ lực của huyện.
Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Chợ Mới đã đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Qua đó, góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa.
Năm 2025, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BTVT) An Giang sẽ nỗ lực nâng cao tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt, thông qua các giải pháp: Tăng cường hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tham gia tích cực Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng...
Năm 2024, hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Trong đó, nổi bật là việc triển khai đa dạng mô hình hỗ trợ, tăng cường ứng dụng công nghệ số vào hoạt động chuyên môn.